• Bạn chưa có tài khoản?

    Họ: Mật khẩu:
    Tên: Xác nhận mật khẩu:  
    Email: Mã bảo vệ:
     Security code
  • Bạn đã có tài khoản?

Đăng nhập | Đăng ký
online

Nước hoa - Ngày ấy và bây giờ

1.  Nước hoa ngày ấy

Perfume (nước hoa) vốn là một từ ghép trong tiếng Latin. Theo đó, "per" nghĩa là "qua" còn "fumus" nghĩa là "khói". Người Pháp đã mượn gốc từ này để tạo ra chữ "perfum" chuyên chỉ những mùi hương dễ chịu mà họ cảm nhận được qua khói của những chất thơm được đốt lên.

1363669125551554_574_574-(1).jpg
Nước hoa ngày ấy đơn giản là chất thơm được đốt lên

Thuở ban đầu, nước hoa đơn thuần chỉ là chất đốt thơm hay thuốc mỡ có mùi thơm. Đến thế kỷ thứ 5, nước hoa vẫn phổ biến dưới dạng chất đốt mà nguồn nguyên liệu chủ yếu lấy từ Babylon – thị trường buôn bán thảo dược chính của thế giới .
 
Thời cổ đại, nước hoa được sử dụng phổ biến trong các buổi lễ tôn giáo và trong ngày thường. Người ta sử dụng nó rộng khắp Ai Cập, Ấn Độ, Ả Rập, Trung Quốc, Hy Lạp và Rome. Tuy nhiên, mỗi đất nước lại có những cách thức riêng cho mình để tạo ra mùi thơm:
 
- Người Ai Cập cổ đại: Cây hương trầm có mùi thơm và nhựa thơm rất phổ biến như dạng thuốc bôi - một dạng nước hoa làm từ chiết xuất thực vật như hoa hồng, cây lá móng, hoa huệ tây và cây bạc hà được ngâm vào dầu và bôi lên da.
 
- Miền Viễn Đông: Việc sử dụng nước hoa đã giảm dần trong thời kỳ đầu của người Cơ đốc nhưng nó đã thay đổi khi giao thương trở nên phức tạp và rộng rãi. Ở thời Trung cổ, khi buôn bán mở rộng giữa miền Đông và miền Tây, mùi vị trở thành một đặc điểm trong nhiều sản phẩm có mùi thơm. Quả thơm (những quả bóng tròn hay hạt được làm từ nhựa thông, gia vị bột, dầu thơm và nước) là một dạng phổ biến. Người ta thường đeo nó ở cổ hay cầm trong tay và ngửi để có mùi thơm.
- Ảrập: Sự chưng cất được phát minh từ thế kỷ 7 hay 8 dẫn tới việc sản xuất các loại dầu thơm và nước hoa có thể dùng được trong các phòng ướp thơm và giường ngủ.

Vào những năm 1600, Pháp trở thành quốc gia đi đầu về sản xuất nước hoa, nhờ vào công của vua Louis XV, ông đã biến nước hoa trở thành một thú thời thời của giới thượng lưu. Cung điện của vua Louis XV nổi tiếng khắp Châu Âu là “Cung điện nước hoa” bởi mọi đồ vật, các cận thần và người hầu đều được xịt nước hoa. Đến thế kỷ 17, những nhà máy sản xuất nước hoa Pháp trong thành phố Paris mọc lên như nấm. Khi đó, chỉ có người giàu mới có thể dùng nước hoa.
 
Cho đến cuối thế kỷ 19, nhờ vào sự tiến bộ của ngành hóa hữu cơ, người ta đã có thể tạo ra được những loại nước hoa rẻ tiền hơn. Một cuộc "cách mạng nước hoa" đã diễn ra và vẫn tiếp diễn đến suốt thế kỷ 20. Đến cuối thế kỷ 20, nước hoa trở thành một hiện tượng toàn cầu và là một ngành công nghiệp trị giá hàng triệu đô la.
 
 2.    Nước hoa bây giờ


Ngày nay, nước hoa đã trở thành một phần tất yếu, một phụ trang không thể thiếu của tất cả những người phụ nữ cũng như những người đàn ông hiện đại. Công đầu thuộc về Athens,khi ông thế chỗ của Babylon, nước hoa mới có thêm hình thức mới đó là một hỗn hợp sền sệt của các loại cỏ thơm như kinh giới ô, lily, húng tây, xô thơm, cây hồi, hoa hồng trộn với dầu olive, dầu quả hạnh. Hỗn hợp này được bán trong các lọ gốm nhỏ trang trí rất tinh vi. Đây cũng chính là tiền thân của thiên hình vạn dáng những lọ nước hoa ngày nay. Họ dùng nước hoa để tạo ra mùi thơm cho riêng mình bởi ngoài trang phục, hương thơm cũng là một đặc điểm để con người khẳng định vị trí của mình trong xã hội.

Nếu như trước kia, con người tạo ra mùi thơm bằng các chất đốt từ những loại thảo dược khác nhau thì bây giờ, hoa luôn đứng đầu trong danh mục nguyên liệu chưng cất ra tinh dầu. Ngoài ra, các loại quả có mùi ngọt như táo, dừa hay đu đủ đều có thể làm nước hoa, và đặc biệt là mùi hương của Vanilla được sử dụng trong hầu hết tất cả các loại nước hoa cao cấp ngày nay.Người xưa cầu kỳ, người nay kiểu cách nhưng tất đều có chung một điểm : tôn sùng đàn hương và tuyết tùng. Hai loài gỗ hiếm này đều có mùi hương rất dễ nhận biết và rất thơm.
Top